DetailController

Xác định thẩm quyền trong việc xử phạt VPHC về nhãn hàng hóa tại Nghị định số 119/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 126/2021/NĐ-CP

Ngày 01/11/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 119/2017/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định 119) quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 15/12/2017.

Sau nhiều năm áp dụng, một số nội dung không còn phù hợp với thực tế. Do đó, ngày 30/12/2021 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 126/2021/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định 126) sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

Nghị định 126 ra đời đã khắc phục được nhiều điểm, nhiều nội dung khi áp dụng vào thực tế mà Nghị định 119 còn bộc lộ tính chưa phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng thực thi công vụ kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lượng và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Tuy nhiên, điểm đáng bàn tại Nghị định 126 là Biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Khoản 8 Điều 31 (xử phạt Vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa) và quy định tại Khoản 3 Điều 2 có sự khác nhau nhẹ về các biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể:

Tại Khoản 3 Điều 2 có quy định như sau: Tại Khoản 8 Điều 31 có quy định như sau: Điểm khác

“a) Đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau: buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu; buộc thu hồi hàng hóa và buộc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định trước khi tiếp tục lưu thông; buộc thu hồi và tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm, buộc tiêu hủy hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng hàng hóa có nhãn vi phạm trong trường hợp không thể tách rời nhãn hàng hóa vi phạm ra khỏi hàng hóa;

b) Buộc thu hồi hàng hóa và buộc loại bỏ hình ảnh, chữ viết, dấu hiệu, biểu tượng, huy chương, giải thưởng và các thông tin không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa đó; buộc thu hồi và tiêu hủy hàng hóa quá hạn sử dụng, hàng hóa gian lận về thời hạn sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

c) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.”

a) Buộc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa, phương tiện đo, chuẩn đo lường vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường;

b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, phương tiện nhập khẩu vi phạm;

c) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;

d) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh;

d1) Buộc kiểm định lại phương tiện đo; buộc thể hiện đơn vị đo lường của phương tiện đo; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của phương tiện đo; buộc đóng gói lại hàng đóng gói sẵn; buộc ghi lượng của hàng đóng gói sẵn, buộc thể hiện đơn vị đo lường của hàng đóng gói sẵn;

đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong trường hợp có căn cứ xác định số lợi bất hợp pháp hoặc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định pháp luật;

e) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa hoặc phương tiện đo, chất chuẩn, chuẩn đo lường vi phạm đã lưu thông;

g) Buộc thu hồi giấy chứng nhận hệ thống quản lý, chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm hoặc chứng chỉ so sánh chuẩn đo lường, chất chuẩn;

h) Buộc thu hồi chứng chỉ đào tạo, thử nghiệm, kiểm định, giám định; giấy chứng nhận hợp chuẩn, giấy chứng nhận hợp quy, chứng chỉ công nhận phòng thí nghiệm; chứng chỉ công nhận phòng kiểm định, hiệu chuẩn, chứng chỉ công nhận tổ chức đánh giá sự phù hợp; buộc thu hồi, hủy bỏ quyết định tặng giải thưởng, hủy bỏ hiệu lực giải thưởng; quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo;

i) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng; buộc sửa đổi tiêu chuẩn công bố áp dụng; buộc sửa chữa phương tiện đo trước khi đưa vào sử dụng.

“buộc thu hồi hàng hóa và buộc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định trước khi tiếp tục lưu thông”

Theo quy định tại điểm a và điểm b của Khoản 4, Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) trong trường hợp này, việc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của một chức danh đối với một hành vi vi phạm hành chính phải căn cứ vào hình thức xử phạt, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phụ hậu quả được quy định tại nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính không phụ thuộc vụ việc vi phạm hành chính cụ thể đó sẽ được áp dụng hay không áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đã được quy định (Trích hướng dẫn tại Văn bản 1912/TCQLTT-CSPC năm 2022 của Tổng cục Quản lý thị trường).

Từ các quy định và hướng dẫn cụ thể như trên, sau khi nghiên cứu các Biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Khoản 8 Điều 31 (xử phạt Vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa) và quy định tại Khoản 3 Điều 2 thì việc áp dụng xử phạt vi phạm hành chính tại Điều 31 (Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021) có thực hiện được hay không? Cơ quan nào, cấp nào được áp dụng ?

Phân tích trên đây mới chỉ là một điểm nhỏ quy định tại Khoản 8 Điều 31 và Khoản 3 Điều 2 của Nghị định số 119 được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định 126 xin chia sẻ để các đồng nghiệp cùng nghiên cứu và phân tích thêm khi xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cho phù hợp và đúng quy định./.

Phòng Nghiệp vụ -Tổng hợp
Cục Quản lý thị trường tỉnh Hòa Bình

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương