Cục Quản lý thị trường tỉnh Hoà Bình phối hợp trong quản lý nhà nước đối với công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh
Theo đó, Quy chế kèm theo quyết định gồm 03 chương với 14 điều, quy định về nguyên tắc, nội dung, hình thức, trách nhiệm phối hợp và áp dụng đối với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; các cơ quan thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Hoà Bình, cụ thể như sau:
Về nguyên tắc phối hợp: (i) Tuân thủ quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các quy định pháp luật khác có liên quan (ii) đảm bảo sự thống nhất, chặt chẽ trong phối hợp thực hiện công tác quản lý về xử lý vi phạm hành chính (iii) Việc phối hợp không làm ảnh hưởng đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động chuyên môn của các cơ quan có liên quan; (iv) Bảo đảm công tác quản lý nhà nước thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được thực hiện kịp thời, có hiệu quả.
Về nội dung phối hợp: (i) Xây dựng, hoàn thiện pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (ii) Phổ biến pháp luật, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về pháp luật xử lý vi phạm hành chính (iii) tham gia giải quyết hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố (iv) Tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (v) kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (vi) Thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (vii) Quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của tỉnh...
Về hình thức phối hợp: (i) Trao đổi ý kiến bằng văn bản; cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến công tác xử lý vi phạm hành chính theo yêu cầu của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp (ii) Tổ chức họp; hội nghị sơ kết, tổng kết thi hành páp luật về xử lý vi phạm hành chính (iii) Thành lập , tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành (iv) tham gia triển khai áp dụng các biện pháp cưỡng chế vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật (v) Các hình thức phù hợp khác theo quy định của pháp luật.
Đặc biệt là trách nhiệm phối hợp trong quản lý nhà nước đối với công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, trong đó là trách nhiệm của người lập biên bản vi phạm hành chính; thủ trưởng cơ quan của người lập biên bản vi phạm hành chính trong vệc giải quyết hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện thành phố.
Công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính là một nhiệm vụ khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, cùng với các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, với việc Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế phối hợp trong công tác này đã tạo cơ sở pháp lý chung, áp dụng thống nhất, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả cho công tác quản lý nhà nước đối với công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh./.
Chi tiết Quy chế tại đây./.