DetailController

Kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 4 tháng đầu năm 2024 của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Hòa Bình đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 226 vụ, xử phạt vi phạm hành chính 1.314.250.000 đồng

Hòa Bình là tỉnh miền núi phía Bắc, nằm sâu trong nội địa không có sân bay, bến cảng, cửa khẩu nên các hoạt động có liên quan đến buôn lậu chủ yếu là ở khâu trung chuyển, lưu thông hàng hóa qua tuyến QL6, đường Hồ Chí Minh. Thị trường tỉnh Hoà Bình ổn định, các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại diễn ra nhưng mức độ, quy mô nhỏ lẻ, không xảy ra tình trạng đầu cơ găm hàng tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt gây rối loạn thị trường. Các hành vi vi phạm trọng hoạt động thương mại chủ yếu là hàng hóa không thực hiện việc ghi nhãn hàng hóa, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, không niêm yết giá hàng hóa, tuy nhiên mức độ không lớn; Các hành vi vi phạm pháp luật đã được phát hiện và xử lý kịp thời.

Thị trường Hoà Bình hàng hoá phong phú, đa dạng, chất lượng đảm bảo, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại tiếp tục là những địa điểm thu hút người tiêu dùng do tạo sự yên tâm cho người mua về nguồn gốc, xuất xứ, thương hiệu cũng như các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và giá cả bình ổn.

Trên địa bàn không có hiện tượng đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, gây rối loạn thị trường, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của nhân dân. Hàng hoá do Việt Nam sản xuất đã chiếm được lòng tin của người tiêu dùng từng bước thay thế hàng hóa ngoại nhập, các hoạt động hưởng ứng Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam được triển khai rộng rãi.

Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Hòa Bình đã phân công công việc, áp dụng nhiều giải pháp linh hoạt, phù hợp với từng giai đoạn trên từng địa bàn, đảm bảo các hoạt động công tác thường xuyên, liên tục.

Trong 4 tháng đầu năm 2024, các cơ quan chức năng đã chủ động, tích cực triển khai công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn; kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm như sau:

Tổng số vụ phát hiện, bắt giữ, xử lý 226 vụ. Tổng tiền xử phạt VPHC: 1.314.250.000 đồng. Cụ thể:

- Lực lượng Quản lý thị trường phát hiện, xử lý 163 vụ, tổng tiền xử phạt VPHC và trị giá hàng hoá tịch thu 462.430.000 đồng. Trong đó: Số tiền thu phạt VPHC 417.000.000 đồng, trị giá hàng hoá tịch thu 45.400.000 đồng.

- Lực lượng Công an đã phát hiện, xử lý 30 vụ (Khởi tố vụ án hình sự: khởi tố 01 vụ, 03 đối tượng), tiền phạt vi phạm hành chính 150.400.000 đồng, trị giá hàng hóa vi phạm tịch thu 65.550.000 đồng.

- Sở Y tế chủ trì 07 đoàn kiểm tra, giám sát (01 đoàn liên ngành, 06 đoàn chuyên ngành); Tổng số cơ sở được kiểm tra, giám sát 25, xử lý 02, tiền phạt vi phạm hành chính 2.750.000 đồng.

- Cục Thuế tỉnh đã ban hành Quyết định xử phạt đối với 10 doanh nghiệp vi phạm hành chính với tổng số tiền truy thu và xử phạt là 355.900.000 đồng.

- Lực lượng Kiểm lâm đã xử lý 21 vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp. Tổng tiền xử phạt vi phạm hành chính là 365.500.000 đồng; Lâm sản tịch thu: 3,754 m3 gỗ tròn nhóm thông thường; 1,635 m3; gỗ cục cành nhóm IIA (Bách xanh) 3.885 kg.

Duy trì và tăng cường hoạt động 24/24 tại các chốt kiểm dịch, kết quả: kiểm dịch lợn: 163.050 con; Kiểm dịch gia cầm: 27.972.855 con; kiểm dịch trứng giống là 30.230.550 quả; kiểm dịch bò thương phẩm 725 con.

Dù vậy, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn diễn biến phức tạp, nhất là hoạt động kinh doanh trên môi trường thương mại điện tử. Triển khai nhiệm vụ thời gian tới, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành thành viên, các địa phương tiếp tục tăng cường công tác quản lý địa bàn, chủ động kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; nhất là tăng cường công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa các lực lượng chức năng nhằm nâng cao khả năng nắm bắt địa bàn, dự báo tình hình thị trường, thủ đoạn buôn lậu; kịp thời đề xuất xử lý những vấn đề gây bất ổn thị trường, đảm bảo cung, cầu các mặt hàng thiết yếu đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của Nhân dân.

Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp
Cục Quản lý thị trường tỉnh Hoà Bình

ViewElegalDocument

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương