DetailController

Cục Quản lý thị trường tỉnh Hòa Bình 5 năm xây dựng và trưởng thành

Sau 5 năm chuyển đổi mô hình hoạt động theo ngành dọc (12/10/2018 - 12/10/2023), lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Hòa Bình đã có chuyển biến trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành theo nguyên tắc tập trung thống nhất và ngày càng khẳng định vai trò trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại…

Thực hiện chủ trương lực lượng QLTT là lực lượng chuyên trách của Nhà nước, được quản lý thống nhất, tập trung, xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương, ngày 11/10/2018 theo Quyết định 3675/QĐ-BCT của Bộ Công Thương Cục Quản lý thị trường tỉnh Hoà Bình được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại từ Chi cục QLTT tỉnh Hoà Bình.

Tập thể cán bộ Cục QLTT tỉnh Hoà Bình

Sau 05 năm kể từ khi mô hình tổ chức mới được thành lập, theo chủ trương tinh gọn bộ máy, cùng với lực lượng QLTT cả nước, thì Cục QLTT tỉnh Hòa Bình có những thay đổi đáng kể trong công tác xây dựng lực lượng tinh gọn cơ cấu tổ chức từ 13 Đội QLTT giảm xuống còn 05 Đội QLTT, đến nay, Cục QLTT tỉnh Hòa Bình có tổng số 76 công chức và lao động hợp đồng. Trong đó có: 01 Cục trưởng, 03 Phó Cục trưởng; Văn phòng Cục có 03 phòng chuyên môn: Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp, Phòng Thanh tra - Pháp chế và 05 Đội Quản lý thị trường trực thuộc. Công tác đào tạo, bồi dưỡng được Đảng uỷ - Lãnh đạo Cục quan tâm, tạo điều kiện cho công chức được tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị đáp ứng tiêu chuẩn, ngạch, tiêu chuẩn vị trí việc làm

Cục QLTT tỉnh Hoà Bình hoàn thành tốt kỳ kiểm tra, đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ Quản lý thị trường năm 2023

Đến nay 100% công chức đạt trình độ Đại học trở lên, trong đó tỷ lệ học trên Đại học 07 người đạt 10,4%; tỷ lệ công chức có bằng Trung cấp lý luận chính trị 36 người chiếm 53,7%, Cao cấp lý luận chính trị 10 người chiếm 15%; cơ sở vật chất (trụ sở, phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác,…) luôn được quan tâm.

Trước yêu cầu cần nâng cao chất lượng công tác quản lý thị trường trong điều kiện hội nhập sâu rộng kinh tế khu vực và thế giới với tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, ngày 10/8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 34/2018/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương.

Lực lượng QLTT Hoà Bình thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm soát lồng ghép việc cấp phát tờ gấp pháp luật trên địa bàn

Cục QLTT tỉnh Hòa Bình luôn bám sát sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, Tổng cục QLTT, UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh để triển khai hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống các hành vi buôn lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và gian lận thương mại khác trên địa bàn tỉnh thuộc thẩm quyền. Hằng năm, căn cứ định hướng chương trình kiểm tra của Tổng cục QLTT và căn cứ tình hình thị trường, yêu cầu công tác QLTT tại địa phương, Cục đã yêu cầu các Đội QLTT trực thuộc rà soát, tổng hợp, đề xuất các nội dung dự kiến của kế hoạch kiểm tra và xây dựng dự thảo Kế hoạch kiểm tra định kỳ trình Tổng cục QLTT phê duyệt. Đồng thời, căn cứ diễn biến tình hình thị trường Cục trưởng chỉ đạo quyết định ban hành kế hoạch kiểm tra chuyên đề về lĩnh vực, ngành, mặt hàng có nguy cơ tiềm ẩn diễn biến phức tạp để kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm.

Lực lượng QLTT Hoà Bình tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu

Kết quả kiểm tra 5 năm (12/10/2018-12/10/2023).

- Số cuộc kiểm tra: 12.533 cuộc, kiểm tra liên ngành: 1.772 cuộc; Số cuộc kiểm tra theo Kế hoạch (định kỳ, chuyên đề): 6.365 cuộc và Số cuộc kiểm tra đột xuất: 6.168 cuộc.

- Số vụ việc xử lý vi phạm hành chính: 4.165 vụ, số tiền phạt thu được từ hoạt động xử phạt: 10.686.543.000 đồng

Số tiền hàng hoá, tang vật vi phạm được xử lý bằng hình thức tiêu hủy: 1.977.461.000 đồng

Cục đã xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch kiểm tra định kỳ hàng năm, các Kế hoạch chuyên đề, công văn chỉ đạo đối với các lĩnh vực, mặt hàng trọng điểm tác động đến kinh tế - xã hội như: xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, rượu, thuốc lá, vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…) và hàng hoá tiêu dùng thiết yếu của nhân dân, đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và quyền lợi người tiêu dùng.

Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra định kỳ, kế hoạch kiểm tra chuyên đề, hoạt động xử lý vi phạm hành chính và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của QLTT thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn đảm bảo chính xác, khách quan minh bạch, kịp thời không làm cản trở hoạt động kinh doanh của các tổ chức, cá nhân và lưu thông hàng hóa trên địa bàn tỉnh. Qua đó góp phần tạo được sự chuyển biến rõ rệt trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả làm lành mạnh hóa môi trường kinh doanh.

Mặt khác, Thông qua hoạt động công vụ, Cục QLTT Hòa Bình đã áp dụng các ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ như: Hệ thống quản lý cán bộ; hệ thống xử phạt vi phạm hành chính; hệ thống quản lý văn bản; hệ thống thư điện tử; cổng thông tin điện tử Cục QLTT các tỉnh, thành phố; phần mềm kế toán, tài chính, tài sản chuyên ngành; hệ thống phòng họp trực tuyến được trang bị đồng bộ từ Tổng cục QLTT đến Cục QLTT các tỉnh, thành phố đây được xem như là một bước hiện thực hóa cuộc cách mạng chuyển đổi số vào hoạt động công vụ của lực lượng QLTT cả nước nói chung và lực lượng QLTT Hòa Bình nói riêng.

Một số vụ việc điển hình

Đội QLTT số 2 phối hợp kiểm tra phương tiện vận tải vận chuyển 1.040 sản phẩm đồ chơi trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ


Đội Quản lý thị trường số 5 và đội QLTT số 6 - Cục Quản lý thị trường Hòa Bình phối hợp với Đội 3, Phòng cảnh sát điều tra về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Công an tỉnh Hòa Bình (PC03); Công an huyện Lạc Sơn kiểm tra đối với Cửa hàng kinh doanh thực phẩm công nghệ Đỗ Thị Sinh, địa chỉ: Phố Tân Giang, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình, đại diện chủ cửa hàng là bà Đỗ Thị Sinh, xử phạt 100 triệu đồng và tịch thu hàng hóa trị 225,620 triệu đồng đối với hành vi buôn bán hàng giả

Cục QLTT tỉnh Hòa Bình phối hợp với Cục thuế; Công an tỉnh Hòa Bình kiểm tra tra 08 cơ sở kinh doanh online, Đoàn kiểm tra đã phát hiện và trình cấp có thẩm quyền ban hành Quyết định xử phạt với tổng số tiền phạt VPHC và hàng hóa tịch thu: 458.639.000. Trong đó: Tiền phạt VPHC: 156.750.000 đồng; Trị giá hàng hóa tịch thu: 301.889.000 đồng (gồm 4.995 đơn vị hàng hóa trong đó có 72 mặt hàng gồm: mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, giày dép các loại, quần áo, chăn lông, khăn bông, quạt đeo cổ, tai nghe không dây, sạc dự phòng, dép, ô, cắt móng tay, lưỡi dao cạo râu, tất da chân, áo chống nắng, giày sục nữ, đồ chơi trẻ em các loại…)

Đội QLTT số 6 phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Phòng PC03, Phòng PC05 Công an tỉnh Hòa Bình, Công an huyện Kỳ Sơn kiểm tra và xử lý vi phạm đối với kho chứa hàng thuộc Công ty nông dược Nhật Thành tại xã Dân Hòa, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình. Tổng mức tiền phạt vi vi phạm hành chính: 136.500.000đ (Một trăm ba mươi sáu triệu năm trăm nghìn đồng chẵn). Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động của cơ sở 9 tháng

Đội QLTT số 2 phối hợp kiểm tra; xử phạt VPHC các tổ chức, cá nhân kinh doanh, vận chuyển khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), tiến hành lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính 06 vụ, Tổng số tiền phạt VPHC trong đợt kiểm tra, kiểm soát các trường hợp kinh doanh, vận chuyển LPG chai có dấu hiệu vi phạm hành chính là 384.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh mua bán LPG (02 tháng) đối với 03 doanh nghiệp, tịch thu 27 LPG chai không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường.

Một số hoạt động từ thiện và các phong trào thể dục, thể thao

Cục Quản lý thị trường tỉnh Hòa Bình chia sẻ yêu thương - giúp đỡ một số Trường mầm non thuộc xã Quý Hoà, huyện Lạc Sơn

Đ/c Nguyễn Bá Thức, Bí Thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục QLTT cùng cán bộ, công chức Cục Quản lý thị trường Hòa Bình tham gia hiến máu


Đoàn vận động viện Cục QLTT Hoà Bình tham gia giải cầu lông khối thi đua các cơ quan Trung ương quản lý nhà nước về kinh tế - thống kê 

Nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới

Với vai trò trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại… thời gian tới Cục QLTT tỉnh Hoà Bình sẽ tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

Thứ nhất: Tiếp tục bám sát sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Tổng cục QLTT, UBND tỉnh Hoà Bình, BCĐ389 quốc gia, BCĐ389 tỉnh và căn cứ tình hình thị trường tỉnh để triển khai có hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng trong thực thi công vụ.

Thứ hai: Tăng cường công tác quản lý địa bàn, chủ động thu thập thông tin để xây dựng phương án kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm theo tình hình thực tế trên từng địa bàn và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả; Kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường tiếp tục rà soát, phát hiện những bất cập trong cơ chế chính sách để kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.

Thứ ba: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả bằng các hình thức đa dạng hơn, phong phú hơn, đặc biệt gắn với thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Thứ tư: Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, phòng chống các biểu hiện tiêu cực của công chức trong việc thực thi công vụ; khen thưởng, biểu dương kịp thời đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; xử lý nghiêm các trường hợp có hành vi bao che, dung túng, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Thứ năm: Tăng cường công tác phối hợp, trao đổi thông tin, hỗ trợ các doanh nghiệp có thương hiệu uy tín trong nước, trong tỉnh về công tác chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Thứ sáu: Đào tạo, tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công chức. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo điều hành, tổng hợp báo cáo nhằm nâng cao hiệu quả công tác; triển khai áp dụng Hệ thống xử lý vi phạm hành chính INS vào hoạt động công vụ của lực lượng quản lý thị trường một cách thành thục./.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Hoà Bình

ViewElegalDocument

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương